NƯỚC ÚC – AUSTRALIA
– Tên nước: Khối Thịnh Vượng Chung Úc (Commonwealth of Australia)
– Ngày quốc khánh: 26/1/1788
– Thủ đô: Canberra
– Diện tích: 7.617.930km2
– Dân số: 22.509.890 (con số ước lượng đến 2010)
– Dân tộc: Người da trắng (94%), người châu Á (2%), người bản xứ (thổ dân) (1%), các chủng tộc khác (3%).
– Hành chính: Australia là một đất nước rộng lớn bao gồm 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ chính. Các tiểu bang đó là: New South Wales (NSW), Queensland (QLD), Nam Australia (SA), Tasmania (TAS), Victoria (VIC) và Tây Australia (WA). 2 vùng lãnh thổ chính là Lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory – NT) và Lãnh thổ thủ đô Australia (Australian Capital Territory – ACT). Lãnh thổ thủ đô kết hợp với một vùng lãnh thổ riêng biệt nằm trong New South Wales gọi là Lãnh địa Vịnh Jervis (Jervis Bay Territory) đóng vai trò là căn cứ hải quân và cảng biển cho thủ đô.
– Đơn vị tiền tệ: Đồng đôla Australia (AUD)
– Tôn giáo: Anh quốc giáo (26,1%); Cơ Đốc giáo (26%), các tôn giáo khác (24,3%).
– Ngôn ngữ: Tiếng Anh; một số thổ ngữ khác cũng được sử dụng.
– Cảng: Adelaide, Brisbane, Cairns, Darwin, Devonport, Fremantle, Geelong, Hobart, Launceston, Mackay, Melbourne, Sydney, Townsville.
– Sân bay: 461 (năm 2007).
Kangaroo 2 biểu tượng của nước Úc Koala
2. Địa Lý
– Vị trí địa lý: Tọa lạc trên mảng kiến tạo Ấn-Australia và bao quanh bởi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Australia nằm cô lập với châu Á bởi biển Arafura và biển Timor. Australia có 34.218 km đường bờ biển (21.262 dặm) bao gồm cả các đảo ngoài khơi và diện tích vùng đặc quyền kinh tế của Australia là 8.148.250 km2 (3.146.060 dặm vuông). Vùng đặc quyền kinh tế này không bao gồm lãnh thổ của nước này tại Nam Cực. Australia không có biên giới đất liền với nước khác.
– Diện tích: 7.617.930km2
– Khí hậu: Chỉ có vùng Đông Nam và Tây Nam là có khí hậu ôn hòa. Phần đông dân cư của Australia sống tập trung ở bờ biển Đông Nam. Cảnh quan ở vùng Bắc đất nước, với khí hậu nhiệt đới, bao gồm rừng mưa, miền rừng, đồng cỏ, rừng đước và hoang mạc.
– Tài nguyên: Mặc dù phần lớn lãnh thổ của Úc thuộc loại hoang mạc hoặc bán hoang mạc nhưng nước này vẫn sở hữu nhiều loại tài nguyên khoáng sản phong phú. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là vàng, bauxite, sắt, kẽm, đồng, kim cương, than, uranium, dầu khí và thiếc.
3. Chính trị
Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến.
Hiến pháp: Thông qua ngày 9/7/1990
Cơ quan hành pháp:
– Đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh, thông qua đại diện toàn quyền. Toàn quyền do Nữ hoàng chỉ định.
– Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, thông qua bầu cử, có nhiệm kỳ 3 năm. Thủ tướng chỉ định các Bộ trưởng trong Nội các. Hệ thống chính trị được xây dựng theo cơ cấu liên bang-tiểu bang.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội liên bang gồm hai viện:
– Thượng viện: 76 ghế (mỗi bang được 12 ghế và mỗi vùng được 2 ghế; một nửa số thành viên được bầu 3 năm một lần theo phổ thông đầu phiếu).
– Hạ viện: 150 ghế (được bầu theo phổ thông đầu phiếu trên cơ sở đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 3 năm; không bang nào có dưới 5 đại biểu).
Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao; Chánh án và Thẩm phán do Toàn quyền bổ nhiệm.
Chế độ bầu cử: Cử tri từ 18 tuổi trở lên và bắt buộc.
Các Đảng phái lớn: Đảng Lao động Australia, Đảng Dân chủ Australia, Đảng Xanh, Đảng Một dân tộc, Đảng Quốc gia, Đảng Tự do.
4. Kinh Tế
Nền kinh tế công, nông nghiệp khá phát triển. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Úc thay đổi cơ cấu kinh tế và nay ngành công nghiệp chế tạo phát triển mạnh. Đặc biệt Úc là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tri thức mạnh với ngành công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) làm mũi nhọn. Thị trường ICT của Úc có trị giá 89 tỷ USD với hơn 25000 công ty đang hoạt động và với 236000 nhân lực làm việc.
Một môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định nhất trong khu vực. Nền kinh tế Úc mang tính cạnh tranh cao và nổi bật trên thế giới trong những năm gần đây. Với tốc độ phát triển kinh tế ổn định khoảng 3.3%/năm kể từ năm 1990, lạm phát thấp và ổn định (2.5%/năm trong vòng 15 năm gần đây), tỷ lệ thất nghiệp thấp (dưới 5% hiện nay so với mức cao nhất 11% của năm 1992), Úc đang được coi là nền kinh tế mở nhất trên thế giới, phát triển năng động bậc nhất trong số các nước công nghiệp phát triển.
Nền kinh tế tăng 1,2% trong năm 2009 – mức tăng trưởng tốt nhất trong khối OECD. Do kết quả khả quan của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách được dự đoán dưới 4,2% GDP và chính phủ sẽ có được thăng dư ngân sách vào đầu năm 2015. Chính phủ của bà Gillard tập trung chủ yếu vào việc tăng năng suất lao động để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế cộng sinh, đôi khi khá căng thẳng với Trung Quốc.
Đầu tư và viện trợ vào Việt Nam
– Trong năm 2010, Úc có thêm 13 dự án mới đầu tư tại Việt Nam, nâng tổng số dự án FDI của Úc tại Việt Nam lên 235 dự án (tính đến tháng 12/2010) với tổng vốn đăng ký là 1,16 tỷ USD, đứng thứ 20 trên tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
– Trong 7 tháng đầu năm 2011, Ô-xtrây-li-a có thêm 6 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký cấp mới là 60.91 triệu USD. Ngoài ra còn có 3 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 21.35 triệu USD nâng tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 82.26 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2011.
– Viện trợ phát triển của Ô-xtrây-li-a tại Việt nam nhằm mục đích giảm đói nghèo và đạt được sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội. Chương trình viện trợ của Chính phủ Ô-xtrây-li-a do AusAID thực hiện.
5. Văn hóa
Từ năm 1788, nền tảng chính của văn hóa Australia là Anglo-Celtic mặc dù các đặc thù riêng của nước này cũng sớm xuất hiện từ môi trường tự nhiên và nền văn hóa của thổ dân. Đến giữa thế kỷ 20, văn hóa Australia chịu ảnh hưởng mạnh bởi văn hóa đại chúng của Mỹ, chủ yếu là truyền hình và điện ảnh, bởi các quốc gia láng giềng và bởi một tỉ lệ lớn người nhập cư từ các nước không nói tiếng Anh.
Và dĩ nhiên, nền văn hóa Úc sẽ không có được những nét đặc sắc như ngày nay nếu không bao gồm yếu tố văn hóa đa nguyên. Ngay bản thân người Úc họ vẫn luôn tự hào về một nền văn hoá đa nguyên và thân thiện của mình. Họ sống trong một xã hội luôn đầy ắp tiếng cười, an ninh cao và đầy tình thân ái. Những nhóm dân tộc đến và sống chung trên cùng mảnh đất Úc này đã tạo nên một nước Úc với nền văn hoá đa dạng nhất trên thế giới. Úc có khoảng 20% người dân Úc được sinh ra tại đất nước khác; 25% khác có ít nhất mẹ hoặc bố là người nước ngoài và đặc biệt hơn nữa nơi đây tụ họp thu hút dân cư từ hơn 140 quốc gia trên thế giới đến sinh sống.
Tất cả những thành phố khác nhau của Úc đều có đầy đủ các hoạt động sinh hoạt văn hóa, từ rạp chiếu bóng, văn chương và âm nhạc đến nhà hát, khiêu vũ và nghệ thuật thị giác như hội họa, điện ảnh, sân khấu. Những ngày lễ hội nghệ thuật của Úc hấp dẫn người dân khắp nơi trong nước với những chương trình ca nhạc kịch, múa vũ và nghệ thuật thưởng lãm bằng mắt.
6. Ẩm thực
Ẩm thực Australia vốn nổi tiếng có sự dung hòa, kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau mà vẫn luôn luôn có bản sắc riêng. Đó cũng chính là một điểm khiến người ta sẽ rất khó quên nếu đã một lần thưởng thức các món ăn đến từ đất nước xinh đẹp này.
Đặc biệt, ẩm thực Australia rất nổi tiếng với những hải sản tươi ngon, hoa quả cây trái địa phương, thịt bò, thịt cừu và các loại bánh bánh pho mát hàng đầu thế giới. Những người đã từng đến đất nước này đều không thể quên được những món ăn như Barbeque với những miếng thịt nướng thơm giòn được nướng trong khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, trong lành.
7. Điểm du lịch
Danh lam thắng cảnh: Dải đá ngầm chắn ngang cảng tuần tra Sydney, Nhà hát Opera Sydney, Viện Bảo tàng nhà tù và hình phạt thời Trung cổ ở Melbourne, Vườn bách thảo Hoàng gia, núi Alpes, v.v
Nhà hát Opera – Báu vật của nước Úc
8. Lễ hội
Australia có rất nhiều lễ hội, trải dài trong bốn mùa
– Mùa xuân ở Australia, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Trong thời gian này, ở Canberra, có lễ hội hoa Floriade khổng lồ; ở Melbourne có Ngày Hội Đua Ngựa Mùa Xuân tranh Cúp Melbourne làm cả nước ngưng mọi hoạt động…
– Các lễ hội mùa hè của Australia, giữa tháng 12 và tháng 2, với các lễ hội âm nhạc và văn hóa, các sự kiện ngoài trời và các giải đấu thể thao như giải đua thuyền buồm Sydney – Hobart trên sóng nước huyền thoại của Hobart, bắn pháo hoa trong đêm giao thừa hay các lễ hội mừng Quốc Khánh Australia ở Vịnh Sydney.
– Các lễ hội vào mùa thu của Australia, từ tháng 3 đến tháng 5, với các lễ hội như Ngày Hội Khinh Khí Cầu Canberra; lễ diễu hành nhảy múa dưới đường Oxford của Sydney trong lễ diễu hành của những người đồng tính; lễ hội ẩm thực và rượu vang ở Melbourne, tuần lễ thời trang và cuộc đua Grand Prix của Australia…
– Mùa đông ở Australia, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 trên hầu khắp đất nước. Ở Lãnh Thổ Phía Bắc, những ngày nắng ấm và những đêm mát mẻ biến mùa đông thành quãng thời gian lý tưởng để ra đường và ăn mừng. Các sự kiện rất đa dạng, từ các sự kiện lạ đời như cuộc đua thuyền làm bằng lon bia Darwin Beer Can Regatta, đến những sự kiện thiêng liêng như Lễ Hội Garma nổi tiếng thế giới ở Arnhem Land. Xuôi xuống phía Nam, những thú vui mùa đông truyền thống chiếm vị trí đặc biệt Tận hưởng Lễ Giáng Sinh giữa năm ở lễ hội Yulefest ở Blue Mountains, thưởng thức bữa ăn tối ngon lành cạnh một ngọn lửa đang bùng cháy ở lễ hội lửa trại Fireside tại Canberra hay đánh dấu điểm đông chí tại Lễ Hội Giữa Mùa Đông Antarctic ở Hobart.
9. Giao thông
Các thành phố ở Úc đều có những hệ thống giao thông công cộng tuyệt hảo, giúp cho việc đi lại trở nên đơn giản. Phương tiện giao thông công cộng hơi khác biệt ở mỗi thành phố vì chính quyền mỗi bang quản lý riêng hệ thống. Xe buýt, tàu hoả và phà hoạt động ở hầu hết các thành phố ở nước Úc và chạy rất đúng giờ.