Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Hoa Kỳ

Việc mở công ty  hoặc thành lập văn phòng nước ngoài tại Mỹ có điểm giống nhau cơ bản về thủ tục pháp lý, đều được xem là sự xuất hiện của một công ty nước ngoài trên đất Mỹ.  Sau đây là một số thông tin hữu ích cho việc thành lập công ty tại Mỹ.

I. Quy Trình Và Thủ Tục Để Mở Công Ty Tại Mỹ

1. Cơ quan quản lý:

Tại Mỹ, mỗi tiểu bang có các luật khác nhau về việc mở công ty cũng như thành lập văn phòng đại diện, ví dụ: ở Utah là Sở Thương mại, ở Washington DC là Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng, Bang Ohio là Văn phòng Bang, New york là Sở Ngoại giao.. sau đây tạm gọi chung là Sở Đăng ký doanh nghiệp (SĐK).

2. Hồ sơ:

Đầu tiên, để có thể được phép mở công ty tại Mỹ, trước hết người chủ doanh nghiệp phải có đầy đủ:

  • Giấy tờ mở công ty tại Việt Nam.
  • Điều lệ thành lập, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh.
  • Các giấy tờ chứ minh hoạt động kinh doanh tốt, không trái pháp luật, có hiệu quả do các ban ngành có uy tín cấp. (Mỗi bang có yêu cầu khác nhau về các giấy tờ này và việc công chứng giấy tờ).

Thứ hai là kê khai mẫu đơn xin mở công ty mà mỗi tiểu bang ở Mỹ đều có mẫu riêng của mình.

Các công ty nước ngoài có thể thành lập các loại hình công ty như chi nhánh công ty nước ngoài, công ty con của công ty nước ngoài, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh v.v… tùy theo luật mỗi bang cho phép và tùy theo loại hình kinh doanh.

Tại một số tiểu bang của Mỹ, việc mở một Công ty mới, người thành lập có thể đăng ký giữ tên Công ty của mình, trong các trường hợp nhận thấy chưa tiến hành hoạt động ngay được và tránh việc trùng tên.

Nếu đã mở Công ty ở một bang mà muốn thành lập thêm Công ty/ chi nhánh tại bang khác, thủ tục lại tuân theo như khi từ nước ngoài vào bang đó; tuy nhiên, thủ tục sẽ đơn giản hơn.

American Express on LinkedIn: #teamamex | 11 comments

3. Lệ phí:

Mức lệ phí phải trả cho việc mở Công ty nằm khoảng 100-300 USD nhưng có thể phát sinh một số chi phí khác. Tổng lệ phí thường không vượt quá 500 USD. Thông thường Công ty xin thành lập tự nộp đơn cho các cơ quan nhà nước và hoàn chỉnh các giấy tờ khi có yêu cầu.

Tuy nhiên, để tránh những sai sót và tốn kém thời gian, tiền bạc do chưa có kinh nghiệm làm hồ sơ, có thể thuê Công ty luật để hướng dẫn thủ tục, nộp hộ hồ sơ và lệ phí. Tốt nhất là thuê Công ty luật tại tiểu bang mà mình muốn thành lập Doanh nghiệp.

Sau khi có giấy phép thành lập thì một số ngành nghề còn phải đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành, ví dụ như kinh doanh dược phẩm, y tế v.v…Có thể cơ quan quản lý chuyên ngành cấp một giấy phép đăng ký kinh doanh và hành nghề luôn. Tiếp theo là đăng ký với sở thuế, mở tài khoản ngân hàng.

II. Xin Visa Diện Kinh Doanh Để Nhập Cảnh Mỹ

Visa diện kinh doanh có thể cấp cho một năm, hoặc gia hạn, Visa thông thường được xếp loại B1. Trong trường hợp đã mở Công ty hoặc chi nhánh văn phòng tại Mỹ thì sẽ được cấp visa L1 có thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, việc xin visa L1 cho lãnh đạo công ty, nhân viên vào Mỹ làm việc thường khó khăn hơn.

To be an Executive or to be a Manager. That is the L-1A Visa Question

1. Yêu cầu cần hội đủ cho một visa L-1:

Đương đơn L-1 phải có một mối quan hệ giữa Công ty nước ngoài và Công ty tại Hoa Kỳ.

Văn phòng mới tại Hoa Kỳ phải có mối quan hệ với Công ty ở nước ngoài nơi bạn đã làm việc như là một nhà quản lý, một giám đốc điều hành hoặc một chuyên viên có kiến thức chuyên ngành. Điều này có nghĩa rằng văn phòng mới tại Hoa Kỳ phải là một Công ty mẹ, Công ty liên kết, chi nhánh hoặc là Công ty con của Doanh nghiệp nước ngoài. Và cả hai văn phòng ở Hoa Kỳ và Công ty tại nước ngoài phải tiếp tục chia sẻ quyền sở hữu và có sự kiểm soát chung.

2. Làm thế nào để chứng minh rằng doanh nghiệp mới của tôi ở Hoa Kỳ có mối quan hệ với công ty ở nước ngoài?

Một số bằng chứng bạn có thể gửi để cho thấy rằng doanh nghiệp mới ở Mỹ của bạn có mối quan hệ với Công ty ở nước ngoài của bạn:

  • Giấy phép thành lập cho thấy quyền sở hữu chung của doanh nghiệp tại Mỹ và tại nước ngoài.
  • Giấy phép kinh doanh hoặc các tài liệu khác cho thấy quyền sở hữu chung của doanh nghiệp tại Mỹ.
  • Báo cáo thường niên mô tả cấu trúc Công ty.
  • Hợp đồng hoặc văn bản khác, quy định chi tiết mối quan hệ liên kết.
  • Hồ sơ Công ty tại Hoa Kỳ hoặc bản mô tả mối quan hệ với Công ty nước ngoài.
  • Bất cứ bằng chứng gì khác có thể chứng minh quyền sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp tại Mỹ và nước ngoài (Ví dụ: Hợp đồng mua bán cổ phiếu, phiếu thỏa thuận quyền hạn, bảng vốn, bảng điều khoản đầu tư ).

3. Bạn muốn biết diện visa L-1 có phù hợp với mình không? Hãy trả lời những câu hỏi sau.

  • Bạn là một nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc một chuyên viên có kiến thức chuyên ngành cho một Công ty?
  • Bạn đã từng làm việc với vị trí là quản lý, giám đốc điều hành hoặc một chuyên viên ít nhất là một năm liên tục trong vòng 3 năm qua?
  • Công ty của bạn có mối liên quan đến doanh nghiệp mà bạn sẽ thành lập ở Hoa Kỳ? Và Công ty hiện tại vẫn sẽ tiếp tục được hoạt động trong tương lai?
  • Bạn sẽ là người đến Hoa Kỳ để mở văn phòng cho Công ty của bạn? Văn phòng mới sẽ được thiết lập và hoạt động ngay sau khi bạn đặt chân đến Hoa Kỳ theo visa L-1?

Nếu bạn trả lời “Có” cho hầu hết các câu hỏi trên thì L1 phù hợp với bạn và hãy đặt hẹn với luật sư.

Les start-ups : définition et fonctionnement

Nhìn chung, việc đầu tư và mở doanh nghiệp tại Hoa Kỳ đối với người nước ngoài khá phức tạp, do vậy, bạn nên tìm cho mình những luật sư và cố vấn nhiều năm kinh nghiệm để hỗ doanh nghiệp của mình.

Hãy liên hệ đến đội ngũ cố vấn của K – Global để chúng tôi hướng dẫn thêm cho bạn về phương thức thành lập và vận hành doanh nghiệp trên đất Mỹ.

admin

0 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *