Canada

Tổng Quan Về Canada – Phần 1

Lịch sử đất nước Canada bắt đầu từ khi xuất hiện bộ tộc người Da đỏ cổ đại Paleo – Indian từ hàng nghìn năm trước. Đặc trưng của xã hội Thổ dân Canada bao có các khu sinh sống, khu nông nghiệp, với kết cấu phân tầng xã hội phức tạp, và hình thành các mạng lưới mậu dịch. Đây là thời điểm đầu trong lịch sử Canada, những người dân da đỏ đã phát triển, xây dựng lên một nền văn hóa Canada mới, phong phú và đầy màu sắc. Các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã khám phá ra rằng một số trong các nền văn hóa này đã bị sụp đổ vào lúc những nhà thám hiểm người châu Âu đến vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI.

Tới thời kì cổ đại, tại Canada đã có sự phân cấp giữa các tầng lớp trong xã hội. Sự việc này kéo dài cho đến khi người dân châu Âu xuất hiện và khám phá ra châu Mỹ đã thay đổi và làm tàn lụi đi nền văn minh da đỏ. Kể từ đây, lịch sử nước Canada bước vào một giai đoạn mới.

Mọi thứ không có gì đáng kể cho đến những năm cuối thể kỉ 15, khi những người thám hiểm từ Anh và Pháp xuất hiện tại nơi đây khám phá và định cư. Việc này đã biến đất nước Canada trở thành thuộc địa của đất nước Pháp vào những năm 1763, sau đó Pháp nhượng lại toàn bộ thuộc địa cho nước Anh tại khu vực Bắc Mỹ.

Các mốc thời gian quan trọng:

  • Năm 1867, Đạo luật Hiến pháp chính thức tuyên bố thành lập Liên minh Canada bao gồm bốn tỉnh: Ontario, Québec, Nova Scotia, và New Brunswick
  • Năm 1870, tỉnh bang Manitoba được hình thành.
  • Năm 1866, British Columbia và Đảo Vancouver được hợp nhất, đến năm 1871 thì gia nhập Liên minh.
  • Năm 1873, đảo hoàng tử – Prince Edward gia nhập Liên minh Canada.
  • Năm 1898, trong Cơn sốt vàng Klondike tại các Lãnh thổ Tây Bắc, chính phủ Canada lập ra Lãnh thổ Yukon.
  • Năm 1905, Alberta và Saskatchewan được hình thành do số lượng lớn người nhập cư đến từ lục địa châu Âu đến định cư trên các thảo nguyên.
  • Năm 1931, một sự kiện quan trọng đã được đánh dấu trong lịch sử Canada đó là đất nước Canada chính thức trở thành một quốc gia độc lập, không còn phụ thuộc vào Vương quốc Anh. Điều này đã đánh dấu một thời đại mới của Canada bắt đầu.
  • Năm 1965, nhờ sự tăng trưởng kinh tế kết hợp với các chính sách của các chính phủ Tự do, Canada hình thành một bản sắc mới, biểu thị thông qua việc chấp thuận quốc kỳ lá phong – biểu tượng đất nước Canada hiện nay.
  • Năm 1969, chính thức thi hành song ngữ: tiếng Anh và tiếng Pháp.
  • Năm 1971, chính thức lập thể chế đa nguyên văn hóa.
  • Năm 1982, một loạt các hội nghị Hiến pháp khác được mở ra dẫn đến kết quả là hiến pháp Canada đoạn tuyệt với Anh Quốc, đồng thời với việc tạo thành Hiến chương Canada về Quyền lợi và tự do.
  • Năm 1989, Chính phủ Canada thông qua hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ.
  • Năm 1990, Canada tham gia trong Chiến tranh Vùng Vịnh với vị thế là một phần trong lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo, và hoạt động trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình – sứ mệnh UNPROFOR tại Nam Tư cũ.
  • Năm 1993, Mulroney từ chức Thủ tướng, Kim Campbell lên nắm quyền và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada. Nhưng bà chỉ giữ vị trí quyền Thủ tướng vỏn vẹn trong vòng vài tháng.
  • Năm 1995, Chính phủ Quebec tổ chức cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai, nhưng chỉ có 49,4% số phiếu ủng hộ với đề xuất về chủ quyền, độc lập. Năm 1998, Tòa án Tối cao Canada bác bỏ phán quyết này.
  • Năm 1999, Nunavut trở thành lãnh thổ thứ ba của Canada sau một loạt đàm phán với chính phủ liên bang.
  • Canada cử quân đến Afghanistan vào năm 2001, song từ chối tham gia cuộc xâm chiếm Iraq do Hoa Kỳ dẫn đầu vào năm 2003.
  • Năm 2009, kinh tế Canada chịu tổn thất trong Đại suy thoái toàn cầu, song đã phục hồi nhưng còn khá khiêm tốn.
  • Năm 2011, các lực lượng của Canada tham gia vào cuộc can thiệp do NATO dẫn đầu trong Nội chiến Libya.

Ngày nay, Canada là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa. Canada đã và đang trở thành một trong những quốc gia lớn mạnh nhất trên thế giới.

The history of Canada explained in 10 minutes - YouTube

II. Vị Trí Địa Lý & Những Nội Dung Liên Quan

Canada là quốc gia vô cùng rộng lớn vì lãnh thổ chiếm phần lớn lục địa Bắc Mỹ, có chung biên giới trên bộ với Hoa Kỳ tiếp giáp ở phía nam và tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông đến Thái Bình Dương ở phía tây; về phía bắc là Bắc Băng Dương.

Canada cũng có địa hình hàng hải rộng lớn, với đường bờ biển dài nhất thế giới 243,042 km. Địa lý vật lý của Canada rất đa dạng. Rừng cây sinh sống phổ biến trên khắp đất nước và các thảo nguyên Canada tương đối bằng phẳng ở phía tây nam tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp sản xuất.

Các tỉnh và vùng lãnh thổ:

Canada gồm có 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ, có thể chia làm 5 vùng chủ yếu sau:

Vùng trung tâm: bao gồm Quebec và Ontario.

Vùng phía Đông: hay được gọi là vùng Đại Tây Dương, bao gồm các tỉnh của Newfoundland và Labrador, Nova Scotia, New Brunswich và đảo Prince Edward.

Vùng phía Tây: bao gồm phần lớn của Alberta và British Columbia.

Vùng phía Bắc: bao gồm 3 vùng lãnh thổ – Nunavut, Yukon và vùng lãnh thổ Tây Bắc.

Vùng thảo nguyên: bao gồm Manitoba, Saskatchewan và một phần của Alberta.

Mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ sẽ có thủ đô và bộ máy chính quyền riêng.

Diện tích:

Diện tích lãnh thổ Canada là 9,984,670 km2. Tính theo tổng diện tích (bao gồm cả vùng biển), Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau Nga. Còn nếu chỉ tính diện tích đất liền, Canada đứng thứ tư, do quốc gia này có tỷ lệ hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Trong số mười ba tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada, chỉ có hai tỉnh bang là Alberta và Saskatchewan nằm trong đất liền trong khi mười một tỉnh còn lại đều có biên giới trực tiếp với một trong ba đại dương.

Dân số:

Ước tính đến Quý 2 năm 2021, dân số của Canada khoảng 38,246,108 người – đứng thứ 37 trên toàn thế giới. Mật độ dân số khoảng 3,92 người/ km2. Canada được đánh giá là một trong số các quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trên thế giới.

Có khoảng 80% người Canada sống tại các khu vực đô thị tập trung tại Québec, British Columbia, và Alberta. Giống như các quốc gia phát triển khác, Canada đang có xu hướng dân số già, với nhiều người nghỉ hưu hơn và còn ít người trong độ tuổi lao động. Năm 2006, tuổi trung bình của cư dân Canada là 39,5; năm 2011, con số này tăng lên xấp xỉ 39,9. Năm 2013, tuổi thọ bình quân của người Canada là 81.

Trong khi đó số liệu thông kê vào năm 2016 là khoảng 35,151,728 người. Trong đó có 32% là người gốc Canada; 18,3% là người Anh; 13,9% là người Scotland; 3,6% là người Pháp, 13,4% là người Ailen, v.v….

Nhờ chính sách kinh tế và đoàn tụ gia đình của Chính phủ, Canada hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ người nhập cư cao nhất thế giới. Các khu vực đô thị lớn như Toronto, Montreal và Vancouver là lựa chọn của hầu hết của những người mới nhập cư. Canada là một quốc gia chấp nhận một lượng lớn người tị nạn, chiếm hơn 10% tái định cư người tị nạn toàn cầu mỗi năm.

Timeline: Notable dates in Canada's history - National | Globalnews.ca

Thủ đô:

Thủ đô của Canada là Ottawa – thành phố lớn thứ tư của Canada. Ottawa nằm thuộc tỉnh bang Ontario và cũng là thành phố lớn thứ hai của tỉnh bang này sau Toronto. Ottawa nằm trong thung lũng sông Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario, cách Toronto 400 km về phía Đông Bắc và Montréal 190 km về phía Tây. Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh bang Ontario và Québec.

Ngôn ngữ:

Chính phủ Canada đã thông qua việc quốc gia này có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp, và hai ngôn ngữ này có địa vị ngang nhau trong các tòa án liên bang, Nghị viện, và trong toàn bộ các cơ quan liên bang.

Tiếng Pháp được quy định là ngôn ngữ chính thức của Québec. Các tỉnh khác không có ngôn ngữ chính thức, song tiếng Pháp được sử dụng như một ngôn ngữ trong giảng dạy, trong tòa án, và cho các dịch vụ chính quyền khác, cùng với tiếng Anh.

Múi giờ:

Lãnh thổ rộng lớn của Canada là còn được thể hiện qua việc Canada hiện có tất cả 6 múi giờ riêng biệt tại các vùng – Newfoundland, Atlantic (Đại Tây Dương), Eastern (miền Đông ), Central (miền Trung), Mountain (miền núi) và Pacific (Thái Bình Dương).

  • Múi giờ Newfoundland (UTC – 3:30): chậm hơn Việt Nam khoảng 10 giờ 30 phút.

Múi giờ Newfoundland được áp dụng cho các tỉnh thuộc khu vực Đại Tây Dương của Canada, gồm đảo Newfoundland và phần lãnh thổ Labrador tại đại lục. Một số thành phố Canada thuộc múi giờ này đó là thành phố ST. Johnn’s.

  • Múi giờ Đại Tây Dương ở Canada (UTC – 4:00): chậm hơn Việt Nam khoảng 11 giờ.

Múi giờ này được áp dụng cho vùng tỉnh bang ven biển Newbruswick và bán đảo Nova Soctia.

  • Múi giờ miền Đông ở Canada (UTC – 5:00): chậm hơn Việt Nam khoảng 12 giờ.

Múi giờ này được áp dụng cho các tỉnh bang: Ontario, Québec và đông trung Nuvanut. Trong đó có thủ đô của Canada – Ottawa và các thành phố lớn khác là: Thành phố Toronto, Thành phố Québec và Montreal.

  • Múi giờ miền Trung ở Canada (UTC – 6:00): chậm hơn Việt Nam khoảng 13 giờ.

Múi giờ này được áp dụng cho cả vùng Manitoba và một phần nhỏ vùng tây bắc của bang Ontario, trong đó là thành phố Winipeg – thành phố được xem có mùa đông lạnh nhất Canada.

  • Múi giờ miền Núi ở Canada (UTC – 7:00): chậm hơn Việt Nam khoảng 14 giờ.

Múi giờ này được áp dụng cho các tỉnh bang, các vùng lãnh thổ như: Alberta, Northwest Territories, đông nam và đông bắc British Columbia và một số thành phố Canada đó là: Calgary và Edmonton. Múi giờ này chậm hơn Việt Nam 14 giờ vào mùa thu và mùa đông, 13 giờ vào mùa xuân và mùa hè.

  • Múi giờ Thái Bình Dương (UTC – 8:00): chậm hơn Việt Nam khoảng 15 giờ.

Tại Canada, múi giờ này được áp dụng cho cả vùng British Columbia – nơi có thành phố Vancouver xinh tươi và sôi động, và khu vực Thái Bình Dương.

Lưu ý:

Từ Việt Nam bạn có thể chọn chuyến bay thẳng xuất phát từ sân bay của 4 thành phố lớn tại Việt Nam là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang đến các thành phố lớn của Canada như Toronto, Vancouver, Victoria, Calgary, Edmonton, Montreal, Quebec, Halifax, v.v… Với giá vé trung bình sẽ dao động từ 500 – 1,000 USD tùy vào từng hãng máy bay, thời điểm, hạng ghế, cũng như việc lựa chọn điểm dừng quá cảnh. Thời gian bay trung bình sẽ khoảng 20 – 32 giờ đồng hồ.

Nhiệt độ:

Canada có khí hậu đa dạng và khác biệt giữa các vùng. Khí hậu thay đổi từ ôn đới ở bờ biển phía tây British Columbia đến khí hậu cận Bắc Cực ở phía bắc. Tại các vùng không nằm ven biển, tuyết có thể bao phủ mặt đất gần sáu tháng mỗi năm, trong khi các vùng ở phía bắc có thể có hiện tượng tuyết dai dẳng quanh năm. Các khu vực đất liền có xu hướng có khí hậu lục địa ấm áp vào mùa hè. Các khu vực ở phía Tây Canada có khí hậu bán khô hạn, và các khu vực ở Đảo Vancouver thậm chí có thể được xếp vào loại khí hậu Địa Trung Hải mùa hè ấm áp.

Tôn giáo:

Canada là quốc gia đa tôn giáo, bao gồm nhiều tín ngưỡng và phong tục. Theo điều tra năm 2011, 67,3% người Canada nhận mình là tín hữu Kitô giáo; trong đó Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất với 38,7% dân số. Các giáo phái Tin Lành chiếm 27% dân số, lớn nhất trong số đó là Giáo hội Hiệp nhất Canada (6,1%), tiếp theo là Anh (5,0%), và Báp-tít (1,9%). Còn lại, 8,8% dân số Canada là tín đồ của các tôn giáo khác, lớn nhất trong đó là Hồi giáo (3,2%) và Ấn Độ giáo (1,5%).

Chính trị:

Canada là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, trong đó quân chủ là Nữ vương Elizabeth II. Chế độ quân chủ của Canada là nền tảng của các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp.

Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ.

Hiến pháp Canada là pháp luật tối cao của quốc gia.

Bộ máy tư pháp của đất nước Canada đóng một vai trò quan trọng trong giải thích các pháp luật và có quyền phủ định các đạo luật của nghị viện nếu chúng vi hiến. Tối cao pháp viện Canada là tòa án cao nhất và nơi phân xử cuối cùng,

Canada đang sử dụng một lực lượng quân sự chuyên nghiệp, với lực lượng quân tình nguyện lên đến 68,250 thành viên và hiện đang có khoảng 47,081 quân dự bị. Quân đội Canada (CF) gồm có Lục quân Canada, Hải quân Hoàng gia Canada, và Không quân Hoàng gia Canada.

Canada và Hoa Kỳ là hai quốc gia có chung đường biên giới không được bảo vệ dài nhất thế giới, hợp tác trong các chiến dịch và tập luyện quân sự, và là đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Canada tuy vậy vẫn có một chính sách đối ngoại độc lập. Bên cạnh đó, Canada gắn bó chặt chẽ với Đế quốc Anh và Thịnh vượng chung.

Canada là một quốc gia nằm trong Khối Thịnh Vượng chung, là thành viên của NATO và G7. Canada là quốc gia có nền chính trị được đánh giá là ổn định nhất thế giới. Ở Canada ít khi xảy ra xung đột sắc tộc, xung khắc quyền lợi nội bộ và các nước trên thế giới.

Giáo dục:

Canada được Liên hiệp quốc đánh giá là một trong những quốc gia có chất lượng cuộc sống cao, luôn nằm trong top 4 quốc gia có chỉ số phát triển con người cao nhất trên thế giới. Các thành phố lớn như Toronto, Vancouver hay Montreal… luôn có mặt trong danh sách các thành phố tốt nhất thế giới về chất lượng cuộc sống và chất lượng giáo dục. Canada là quốc gia duy nhất trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hiện đang đầu tư 7,1% GDP cho hệ thống giáo dục (trong khi các quốc gia khác cao nhất chỉ là khoảng 6,1%). Điều này cho thấy Canada luôn nỗ lực không ngừng để tạo nên một nền giáo dục tiên tiến và đẳng cấp, không chỉ để phục vụ cho sinh viên trong nước mà còn cho tất cả sinh viên trên toàn thế giới.

QS World University Rankings 2017 đánh giá trong 800 trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới thì có đến 26 trường đại học thuộc Canada. Trong số này, ba trường đại học hàng đầu ở Canada được xếp hạng trong top 50 thế giới, và hơn 10 trường nằm trong top 250. Một trong số các trường Đại học nổi tiếng nhất tại Canada phải kể đến đó là:

  • University Of Toronto
  • University of British Columbia
  • McGill University
  • Université de Montréal
  • University of Alberta
  • McMaster University
  • University of Waterloo
  • University of Calgary
  • Queen’s University
  • Western University

Du học sinh quốc tế không những được học tập tại môi trường giáo dục chất lượng cao mang tầm quốc tế tại Canada mà còn được hưởng mức học phí vô cùng cạnh tranh so với các nước nói tiếng Anh khác. Với mức học phí ưu đãi chỉ từ 5,500 CAD. Với tổng chi phí học tập, sinh hoạt tại Canada chỉ bằng một nửa so với Mỹ và thấp hơn nhiều so với Anh, Úc, New Zeland hay Ireland.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe

Hệ thống y tế tại Canada được coi là một trong những niềm tự hào lớn nhất của quốc gia này. Với hệ thống y tế được thiết kế và quản lý riêng biệt theo từng tỉnh bang và vùng lãnh thổ nhằm đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu kịp thời và phù hợp nhất. Điều này cũng cho thấy Chính phủ Canada đặc biệt chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con người ở Canada. Tại Canada, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cung cấp dựa theo nhu cầu chứ không phải khả năng chi trả.

Health Canada Deals, SAVE 51%.

Với cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới, đây có lẽ là một trong những điểm thu hút ngày càng lớn số lượng người mong muốn định cư tại Canada. Vào tháng 03/2021, có 6 bệnh viện của Canada được nằm trong top bảng xếp hạng Các bệnh viện tốt nhất thế giới năm 2021 của Newsweek và Statista bình chọn.

Để chứng minh cho sự ưu việt của hệ thống y tế cũng như chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân tại quốc gia này, Canada được đánh giá là một trong những quốc gia có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới.